Hướng Dẫn
Móng đẹp

Móng đẹp

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Là du học sinh, điều kiện gia đình không khá giả như nhiều người vẫn nghĩ, Trần Trang đã sớm phải trải qua giai đoạn làm thêm ở Chelsea – khu vực phía tây London nước Anh. Đây là khu vực được xem là “khu nhà giàu” của người da trắng và người da màu nhiều tiền lắm của. Vì thế, điều kiện làm thêm ngoài giờ tốt hơn nhiều so với một số khu vực khác ở London. Nhưng đồng thời vì thế, yêu cầu kỹ năng làm thêm cũng đòi hỏi cao hơn rất nhiều.

Hồi mới sang London được một năm, Trần Trang bắt đầu tìm kiếm công việc làm thêm. Vốn là người khéo léo, lại có chút kỹ năng về làm nail (chăm sóc, làm đẹp cho móng tay móng chân), Trang được bạn bè đi trước giới thiệu tới một cửa hàng làm nail ở gần nhà trọ.

Chủ cửa hàng nail nơi Trang làm là một người gốc Việt, đã nhập quốc tịch ở đây. Chị chủ rất thích thuê những người như Trang, bởi ngoài việc cùng là gốc Việt, Trang là một cô sinh viên trông “sáng sủa, sạch sẽ và chăm chỉ”.

Làm nail ở Chelsea được trả công cao hơn một chút so với làm ở nơi khác, nhưng yêu cầu cũng khắt khe hơn. Là sinh viên làm thêm, tiền công cho 1 tiếng đồng hồ làm móng tay và sơn móng không là 5 bảng Anh. Còn nếu có kỹ thuật đắp bột, vẽ trang trí thì tiền công là 6 bảng/h. Tuy nhiên, Trang rất ít khi đắp bột vì lo ngại yếu tố độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Ở bên này, quy định bảo hộ rất chặt. Khi làm đẹp cho khách, Trang cũng như mọi nhân viên khác được yêu cầu phải đeo khẩu trang và đi găng tay sạch sẽ, không giống như ở Việt Nam khá thoải mái với vấn đề này. Còn dụng cụ cũng rất rõ ràng, thường mỗi người khách sẽ được sử dụng một bộ dụng cụ riêng, được lau rửa sạch sẽ, cho vào máy vô trùng tẩy trùng đàng hoàng.

Theo quy định của chính phủ Anh, mỗi sinh viên chỉ được làm thêm tối đa 20h đồng hồ/tuần. Quy định cũng được áp dụng với cả các cơ sở sử dụng lao động là sinh viên, và được thực hiện rất chặt chẽ. Theo chia sẻ của Trang, thi thoảng cảnh sát London thường đi rà soát các cơ sở làm đẹp như chỗ Trang, kiểm tra tài khoản thuế của chủ để kiểm tra hành chính về vấn đề thuê người lao động nước ngoài. Nếu có sai phạm, thường thì cửa hàng ngay lập tức bị đóng cửa và có thể bị phạt hành chính lên đến 50.000 bảng.

Nếu tuân thủ đúng luật, việc làm thêm này rõ ràng là đôi bên cùng có lợi. Lớp sinh viên vào giai đoạn giữa kỳ thường làm hết thời gian quy định để kiếm thêm nhiều tiền. Còn chủ cửa hàng cũng muốn thuê sinh viên như Trang và bạn bè, vì ngoại ngữ không tồi như lao động xuất khẩu, giấy tờ luôn đầy đủ và lương thì rẻ hề.

Đôi khi, có những trường hợp muốn làm nhiều hơn quy định 20 tiếng/tuần, họ thường thỏa thuận với chủ về việc nhận lương bằng tiền mặt. Đây là cách chủ không bị cảnh sát “sờ” đến khi bị kiểm tra hành chính và thuế, cũng như dễ dàng hơn với người làm thuê không bị ràng buộc thời gian.

Người ta rất thích thuê dân sinh viên Việt Nam làm thêm. Nếu thuê người bản xứ làm, chi phí trả lương cao hơn rất nhiều. Thêm vào đó, họ còn bắt buộc chủ cửa hàng phải mua bảo hiểm lao động cho mình.

Trang cùng bạn bè trong một chuyến du lịch thăm vườn cherry ở Anh. Ảnh nhân vật cung cấp.

Thú vị nhất là mỗi khi dịp lễ tết đến. Trang kể lại, vào mỗi dịp Giáng Sinh, kỳ nghỉ của người Anh thường kéo dài cả tuần, họ rất muốn làm đẹp để đi chơi và tiệc tùng với gia đình. Những lúc đó, cửa hàng nơi Trang làm việc lúc nào cũng đông nghịt khách, và Trang cũng thường làm tối đa thời gian cho phép.

Một điều Trang thấy khác biệt hẳn với Việt Nam, chính là ý thức của người bản xứ. Dù chỉ đơn thuần là đi làm đẹp, nhưng khi họ đã lên lịch hẹn với cửa hàng, họ đúng giờ một cách đáng ngạc nhiên. Tất cả khách đã hẹn lịch ở chỗ Trang làm đều đến trước khoảng 10 phút hoặc đúng sát sàn sạt lịch hẹn. Hiếm lắm mới có người đến trễ thì họ đều gọi điện cho cửa hàng thông báo hoặc hủy hẹn do những điều kiện khách quan.

Làm việc vào kỳ nghỉ lễ thường rất vất vả và căng thẳng, nhưng bù lại, Trang và bạn bè thường nhận được những khoản tiền tip (tiền thưởng ngoài tiền công mà khách hàng đưa trực tiếp cho người làm, không thông qua chủ) khá lớn. Trang chia sẻ, những lúc như vậy, cô nhận được “tiền tip ngập mặt”.

Vào những ngày thường, Trang hay nhận được khoản tip từ 1-2 bảng Anh sau một lần làm đẹp cho khách. Nhưng riêng ngày lễ, tết, khoản tip này có thể lên đến 5 bảng. Thậm chí, có những khách sộp, thoáng tính, họ sẵn sàng chi khoản tip tận 10 bảng. Tuy vậy, đó là khi khách thực sự ưng ý cũng như có cảm tình với người làm đẹp cho mình chứ không phải là khoản tip thường xuyên.

Thông thường, mỗi tuần Trang chỉ đi làm thêm khoảng 10 tiếng/tuần, vào ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Số tiền lương làm thêm đủ cho Trang chi trả tiền nhà, tiền ăn. Lúc nào chăm chỉ, cô tiết kiệm được một khoản để đi du lịch các thành phố ở Anh hoặc tự thưởng cho mình một món đồ tốt nào đó.

Tiền lương được Trang dùng để trang trải chi phí thuê nhà, ăn uống. Dư chút nào, Trang thường để cùng bạn bè đi du lịch. Ảnh: Trang cùng bạn bè đi hái dâu ở một trang trại rìa London.

Có rất nhiều tai tiếng của việc người Việt nói riêng và người châu Á nói chung làm nail ở Anh. Đặc biệt là khi có khá nhiều chủ cửa hàng thích thuê thợ thuyền không giấy tờ, không biết tiếng để tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Tuy nhiên, với những sinh viên như Trang, việc làm thêm là một trải nghiệm có ích. Đó là khi cô được tiếp xúc sâu với cuộc sống của người bản địa, lắng nghe những câu chuyện hàng ngày của họ và du nhập thêm trải nghiệm văn hóa cho mình.

 

Trở về nước sau thời gian học tập, Trang vẫn khuyến khích lớp sinh viên hậu thế nên làm thêm nếu có điều kiện, không chỉ vì câu chuyện kinh tế, mà còn bởi đó là một phần guồng quay thú vị cho những bạn đi học tập xa nhà, không để mình lãng phí thời gian dư thừa cũng như có thêm những kỷ niệm đáng nhớ ở xứ người.

Nguồn: tintucvietnam.vn

Đôi tay mịn màng, với các móng tay đẹp là một nét “duyên” của riêng phái đẹp. Không ít người thấy buồn phiền khi móng tay của mình không được đẹp khi bước vào mùa đông khô, hanh. Hãy tham khảo các cách chăm sóc móng vào mùa lạnh:

Để thành công trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: yếu tố kinh tế, tài chính, nguồn nhân lực, địa điểm, mặt hàng kinh doanh, xu thế thị trường… Tất cả các yếu tố trên đều đóng góp một phần nhỏ nhưng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Trong kinh doanh ngành nail cũng vậy, sự hiểu biết và có kinh nghiệm chuyên sâu về ngành nail, chi phí set tiệm nail, đồ đoàn cần thiết cho một tiệm nail chuyên nghiệp, thiết kế và bố trí không gian nội thất tiệm nail… đều là những yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc kinh doanh tiệm nail thành công.

Những khó khăn trong kinh doanh nghề nail bạn nên biết: Kinh doanh ngành nail nói riêng và tất cả các lĩnh vực thị trường khác nói chung luôn gặp phải những khó khăn ở một thời điểm nào đó. Hiếm có một doanh nghiệp nào thành lập và luôn thành công ở mọi lúc và mọi nơi. Bởi tất cả đều đang vận động theo quy luật của thị trường. Có cạnh tranh mới có sự phát triển, có cạnh tranh mới có sự thành công.

Page 6 of 38

:

MongDep about us

Móng đẹp! Là chuyên trang tạp chí hàng đầu tại Việt Nam, tổng hợp các thông tin phong phú và mới nhất về Nail, giúp bạn cập nhật kiến thức, công nghệ, phong cách và những thông tin hữu ích nhất mỗi ngày!

Để chia sẻ kiến thức cho mọi người. Vui lòng gửi bài viết hữu ích mà bạn biết cho chúng tôi theo địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Mongdep on facebook

 

Photos gallery

showshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshowshow