Tình huống 1: Khách than phiền sau khi làm móng, móng của họ bị sưng và có vẻ như bị phỏng là vì sao? Cần phải làm gì trong trường hợp này?
Nguyên Nhân: Có nhiều lý do như có thể vì sức nóng của hóa chất làm nails trước đó đã dùng nhiều để thoa lên tay khách. Thường nếu để móng bị sưng đến đỏ mọng lên là do trong hóa chất có nhiều chất acid.
Biện Pháp: Không nên lạm dụng hóa chất tùy tiện, nếu da bị đỏ mọng nhẹ có thể dùng mỹ phẩm chuyên dùng làm dịu chất nóng đang tác động, như Very Sparingly chẳng hạn. Còn nếu móng của khách bị nặng sưng và đỏ quá nhiều không nên làm nails.
Tình huống 2: Khách than phiền móng bị nứt nẻ nhiều?
Nguyên Nhân: Nếu là móng thực, thường đây là trường hợp móng tay của khách bị nứt nẻ nhiều do gốc móng không được bảo vệ tốt, gốc móng không bền. Nếu là móng bột thì do móng bột bị nứt, do bột chất lượng không tốt hoặc vào mùa đông hơ nóng bột trước khi đắp cũng có thể làm bột bị nứt. Đôi khi do điều kiện làm việc thực tế của khách trong môi trường lao động nặng hoặc lạnh quá.
Biện Pháp: Theo nhiều thợ lành nghề, có thể dùng những loại hóa chất đặc dụng như Nail Selectives Silk Fill để giúp gốc móng chắc và tăng trưởng bền vững lại. Những trường hợp sau cần chú ý đến chất lượng bột và việc bảo quản chúng trong làm nails hoặc nhắc khách cẩn trọng hơn trong điều kiện làm việc riêng… để bảo vệ móng bột tốt hơn.
Tình huống 3: Khách là người làm công việc phải ngâm tay nhiều trong nước, than phiền làm nails xong, móng của họ hay bị tróc sơn khả năng bị nấm móng rất lớn, họ rất lo sợ. Phải làm gì để giải quyết?
Nguyên Nhân: Việc này khá phổ biến khi trong điều kiện nào đó, khách thường ngâm tay lâu trong nước như do nhu cầu làm việc chẳng hạn khi đó sơn dễ tróc, lúc đó nếu không được sơn móng lại kịp thời có thể làm phát sinh nấm móng.
Biện Pháp: Khi làm móng cho trường hợp này, nên lau sạch rồi làm khô đế móng, xong thoa mỹ phẩm chuyên dùng cho khu vực móng bị tróc lộ hẳn ra, trước khi làm móng bình thường. Còn khách yêu cầu bảo vệ móng tốt hơn cho vùng móng từng bị bong ra có thể dùng những mỹ phẩm chuyên dùng như Beauty Secrety Nail Glue Plus.
Tình huống 4: Khách làm chân, than phiền da chân họ bị khô và chai. Có thể làm gì giúp khách hài lòng hơn?
Nguyên Nhân: Da khô và bị chai thường gặp ở khách làm nail nhất là những khách lớn tuổi; tuổi là nguyên nhân khá phổ biến.
Biện Pháp
Tình huống 5: Khách làm nails, than phiền móng chân họ bị đổi màu sang màu hồng. Cách xử lý phù hợp nhất?
Nguyên Nhân: Màu hồng của móng chân có thể là do sắc tố trong tế bào da tạo thành, nhất là khi ta dùng sơn đỏ trước đó.
Biện Pháp: Có thể tránh hiện tượng này, khi làm móng nên sơn nền kỹ, làm sạch những vết dơ còn lại từ lớp sơn móng nếu có. Có khi có thể dùng những hóa chất cần thiết giúp ngăn chận sự đổi màu và hỗ trợ độ bóng lâu bền cho móng, như Orly Top 2 Bottom, Ultra Set’s Natural Nail Adhesive.
Tình huống 6: Khách than phiền móng đổi màu đen? Cần phải làm sao?
Nguyên Nhân: Thường đây là trường hợp trước đó móng bị bầm (bruised nails) do nền móng có thể bị tổn thương, máu đọng bên dưới. Từ đó đổi dần sang màu nâu sậm rồi qua đen. Có khi lành rồi, móng còn bị tróc ra.
Biện Pháp: Theo sự tăng trưởng của móng, sẽ tự khỏi. Khuyến cáo có khi không nên làm móng giả.
Tình huống 7: Thợ nhận làm nails cho khách lần đầu đến tiệm. Họ than móng họ sao quá mỏng. Nên làm nails thế nào là phù hợp nhất?
Nguyên Nhân: Thường do chế độ ăn uống của bản thân khách gây ra như thiếu dinh dưỡng, thiếu sinh tố, những bệnh như rối loạn thần kinh. Móng của khách thường mỏng, trắng và cong ở đầu móng, có người gọi đó là hiện tượng móng vỏ trứng (eggshell nails).
Biện Pháp: Cần cẩn thận vì móng loại này thường dễ bể, gẫy do chúng dòn và mỏng. Nên dùng các loại dũa mịn khi thao tác. Có khi có thể cắt bỏ đầu móng, gắn móng giả vào và đắp bột để móng mọc dài ra.
Sưu tầm